Cựu á hậu điện ảnh Phương Trang ngừng ‘bay’ show Giáng sinh để sum họp gia đình
NSND Thanh Điền gây chú ý khi góp mặt trong dự án sitcom Kén cá chọn chồng của nghệ sĩ Ngọc Huyền. Tại sự kiện ra mắt phim, ông xuất hiện khá trễ vì bận rộn với lịch trình thu âm riêng. Song vì mối quan hệ thân tình với đàn em, Thanh Điền vẫn sắp xếp để có mặt ủng hộ tinh thần. “Các em nói tôi phải đến, nếu không thì buồn lắm. Cho nên tôi chỉ vừa thu âm được một bài hát là xin phép chạy qua đây, hứa rằng dự xong rồi sẽ trở về tiếp tục công việc”, ông bộc bạch.Trong dự án lần này, NSND Thanh Điền hóa thân thành người đàn ông lớn tuổi nhưng có tính trăng hoa. Nhân vật của ông đem lòng say mê cô Chọn (Ngọc Huyền thủ vai) nhưng không thành. Với nam nghệ sĩ 78 tuổi, đây là một vai diễn dù ít nhưng thú vị vì phải thể hiện được hình ảnh một người có “máu dê” song vẫn phải giữ được sự hài hước, vui nhộn đúng với yêu cầu của kịch bản.Ở tuổi 78, NSND Thanh Điền vẫn miệt mài với các dự án nghệ thuật. Riêng Kén cá chọn chồng, nam nghệ sĩ nói lý do ông nhận lời tham gia là vì mối thân tình với đàn em. Trước đó, giọng ca Ngao sò ốc hến từng có kế hoạch hợp tác trong phim Sầu riêng của Ngọc Huyền, song vì lý do sức khỏe nên ông đành lỡ hẹn. Chính NSƯT Bảo Quốc là người thay thế NSND Thanh Điền trong phim. Về vai diễn trong Kén cá chọn chồng, NSND Thanh Điền nói: “Các em ngỏ ý tôi tham gia cùng cho vui. Ban đầu là vì vui trước, nhưng khi đã làm nghệ thuật thì xin phép không thể chỉ vì vui, mà vì tôi muốn làm nghệ thuật thật sự. Chỉ một vai nhỏ thôi nhưng tôi trăn trở suốt bao nhiêu ngày. Tôi đã cố gắng tạo ra điều đặc biệt cho nhân vật này nên hy vọng khán giả đón nhận". Tham gia phim của đàn em, NSND Thanh Điền tuyên bố không nhận lương. Ông nói lý do là vì mối thân tình giữa Ngọc Huyền với vợ mình là cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ. Nhắc đến đây, diễn viên Cái bóng bên chồng không giấu được sự xúc động, không nói nên lời. Sau khi lấy lại được bình tĩnh, diễn viên Ngao sò ốc hến tiếp tục bộc bạch: “Bình thường làm việc tôi ít nói lắm mà chỉ hành động thôi. Còn khi nói tôi nói bằng tấm lòng, suy nghĩ chân thành của mình. Khi Thanh Kim Huệ bị bệnh nặng, Ngọc Huyền ở Mỹ tập trung một số anh em động viên, mua thuốc về gửi cho tôi. Không phải một lần mà là nhiều lần, em cũng không gửi trực tiếp cho tôi mà gửi cho Hòa Hiệp - Bá Thắng rồi hai em mang đến nhà. Những ân tình đó làm sao tôi quên được. Ai thương tôi thì tôi thương lại”. Ở tuổi U.80, NSND Thanh Điền chú trọng giữ sức khỏe để có thể tiếp tục tham gia nghệ thuật. Ông cũng có những trăn trở dành cho nghề, mong muốn mở một lớp học nhỏ để truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ đàn em. NSND Thanh Điền thừa nhận tuy bản thân không quá giỏi nhưng quá trình làm việc giúp ông hiểu hơn về nghề nên muốn chia sẻ với hậu bối.Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần ĐH Harvard nhờ thích đọc truyện ngôn tình
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
An toàn khi chạy bộ: Hãy lắng nghe cơ thể
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Theo TomsHardware, tại sự kiện Investor Day (Mỹ) diễn ra tuần trước, Sandisk đã giới thiệu nền tảng UltraQLC, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ổ SSD có dung lượng lên đến 1 petabyte (PB). UltraQLC không phải là một loại bộ nhớ độc lập mà là sự kết hợp giữa BICS 8 QLC 3D NAND, bộ điều khiển với 64 kênh NAND và phần mềm tối ưu hóa.Bộ điều khiển đóng vai trò then chốt trong nền tảng này, tích hợp các bộ tăng tốc phần cứng chuyên biệt giúp giảm độ trễ, tăng băng thông và cải thiện độ tin cậy. Ngoài ra, nó có thể điều chỉnh công suất tiêu thụ theo nhu cầu xử lý, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng.Theo Sandisk, các ổ SSD UltraQLC ban đầu sẽ sử dụng chip nhớ 2 terabit (Tb) NAND, cho phép tạo ra các ổ có dung lượng 128 terabyte (TB). Trong tương lai, với sự ra đời của các chip NAND dung lượng lớn hơn, công ty đặt mục tiêu phát triển ổ SSD 256 TB, 512 TB và cuối cùng là 1 PB. Tuy nhiên, việc tăng dung lượng đồng nghĩa với nguy cơ suy giảm hiệu năng, điều mà Sandisk cần giải quyết để đảm bảo ổn định hệ thống.Bên cạnh UltraQLC, Sandisk cũng đề cập đến một công nghệ quan trọng khác: DRAM 3D. Khi nhu cầu bộ nhớ ngày càng tăng do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), công ty nhận định rằng phương pháp mở rộng DRAM truyền thống đang dần không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, dù đã nghiên cứu trong thời gian dài, Sandisk thừa nhận vẫn chưa có lộ trình rõ ràng cho DRAM 3D do các thách thức công nghệ quá lớn.Thay vì tập trung vào DRAM 3D, Sandisk đang tìm kiếm giải pháp thay thế như bộ nhớ hiệu suất cao (HBF), giúp tăng khả năng mở rộng bộ nhớ mà không phụ thuộc vào phương pháp truyền thống. Trong khi đó, một số cách tiếp cận khác như đầu tư mạnh vào sản xuất DRAM hay phát triển DRAM theo hướng 3D vẫn được xem xét nhưng chưa khả thi trong thời điểm hiện tại.
Làm lợi cho xã hội hơn 26 tỉ đồng
Giải Marathon quốc tế Di sản Hạ Long 2023 có bốn cự ly thi đấu: 5 km, 10 km, bán marathon (21 km) và full marathon (42,195 km). Đường chạy được đo và chuẩn hóa bởi chuyên gia hạng A của Hiệp hội marathon và chạy đường dài quốc tế (AIMS). Cung đường được thiết kế đi qua nhiều danh thắng tuyệt đẹp, nối hai TP.Hạ Long và TP.Cẩm Phả, qua đường hầm độc đáo xuyên núi ở TP.Cẩm Phả. Một bên hầm được đóng hoàn toàn cho đường đua để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vận động viên.